Trang Chủ / Mẹo Hay / Những điều lưu ý khi xử lý trẻ bị nghẹt mũi

Những điều lưu ý khi xử lý trẻ bị nghẹt mũi

Dù đã tìm mọi cách để bảo vệ bé khỏi các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp, thì chắn chắn không ít lần mẹ đau đầu khi con bị nghẹt mũi và phát sinh một số vấn đề như khó thở và quấy khóc.

Dù đã tìm mọi cách để bảo vệ bé khỏi các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp, thì chắn chắn không ít lần mẹ đau đầu khi con bị nghẹt mũi và phát sinh một số vấn đề như khó thở và quấy khóc.

Nghẹt mũi ở bé có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng...

Trong trường hợp mũi bị nghẹt, tắc, trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu, trẻ cảm thấy mất ngửi... Khi trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị nôn trớ;… Ở trẻ sơ sinh, ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm ôxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc.

Sau đây là các biện pháp nên làm khi trẻ bị nghẹt mũi.

Xông hơi

Để đối phó với tình trạng nghẹt mũi của trẻ, mẹ nên xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô), có thể thêm một ít muối trắng và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hành động này có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng, họng sạch, thông đờm và khiến bé dễ thở.

Những điều lưu ý khi xử lý trẻ bị nghẹt mũi

Sử dụng thiết bị hút mũi ngăn chặn tình trạng nghẹt mũi ở trẻNước muối

Một cách để xử lý nghẹt mũi là nhỏ nước muối sinh lý vào mũi của bé. Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Dụng cụ hút mũi

Khi hút mũi, các chất nhầy từ mũi sẽ được loại bỏ và đồng thời làm hết nghẹt mũi. Để thực hiện điều này, nên mua một thiết bị hút mũi cho con. Đảm bảo rằng trước khi đặt ống vào mũi của bé, bạn đã bóp bầu cao su một lần. Sau đó, nhẹ nhàng hút các chất nhầy từ một bên mũi bằng cách đưa đầu ống vào mũi bé và thả nhẹ tay ra. Lặp lại tương tự cho phía mũi bên kia.

Lưu ý, nên sử dụng thiết bị hút mũi cho con sau khi bé được xông hơi hoặc nhỏ nước mũi muối sinh lý sẽ hiệu quả hơn.

Trẻ bị nghẹt mũi cần tránh:

- Không dùng miệng để hút mũi trẻ sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ

- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi co mạch, thuốc kháng sinh để trị nghẹt mũi cho trẻ vì có thể gây ngộ độc thuốc có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Lưu ý khi trẻ bị nghẹt mũi

Bên cạnh các biện pháp như trên, khi trẻ bị nghẹt mũi, trẻ sẽ phải hít thở qua miệng. Điều này có thể gây mất nước cho cơ thể. Do đó, nên cho bé ăn với thực phẩm nhiều nước và nước hoa quả khi bé bị nghẹt mũi. Đồng thời, để phòng chống nghẹt mũi, mẹ nên giữ ấm cho trẻ, nhất là khi trời lạnh.

Để phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ, mẹ cần phải cho trẻ mặc ấm vào ngày lạnh, tránh bụi, khói, đặc biệt là khói thuốc lá. Thường xuyên dùng nước mũi loãng rửa mũi cho trẻ.

Khi trẻ bị sốt, ho, sổ mũi thông thường, cha mẹ nên đưa con đi khám, để chữa dứt điểm. Đặc biệt, khi trẻ đã xuất hiện tình trạng chảy mũi vàng xanh, đặc sánh chứng tỏ bé đã bị viêm mũi thì cần phải đi khám ngay. Khi trẻ đã bị viêm xoang, thì cha mẹ tuyệt đối không dùng kháng sinh tùy tiện tránh gây các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, trẻ còn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau xanh và tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nguồn: ngoisao.vn

Những điều lưu ý khi xử lý trẻ bị nghẹt mũi - Mẹo Hay