Trang Chủ / Sức Khỏe / Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Sức Khỏe

Cuộc chiến với ung thư đã kéo dài hơn 250 năm. Trước hết, cần khẳng định, chúng ta đã đạt được những bước tiến dài trong việc chống lại căn bệnh quái ác này. Một thống kê ở Anh cho thấy, trong vòng 40 năm, tỷ lệ bệnh nhân ung thư sống thêm trên 10 năm (kể từ thời điểm được chẩn đoán) đã tăng gần gấp đôi: Từ 25% vào những năm 70 của thế kỷ trước lên mức 50% ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta đã đến gần với chiến thắng trong cuộc chiến chống ung thư.

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Hàng tỷ USD đã được đổ vào các nghiên cứu tìm cách chữa trị ung thư trong nhiều thập kỷ qua. Thế nhưng, hiện tại ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu, với khoảng 10 triệu bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này mỗi năm trên toàn thế giới.

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Để giải đáp cho câu hỏi vì sao ung thư lại khó điều trị đến như vậy, trước hết chúng ta cần biết "ung thư là gì?"

Không giống như nhiều loại bệnh mà chúng ta thường gặp, có nguyên nhân xuất phát từ các tác nhân xâm nhiễm như: vi khuẩn, virus hay nấm bệnh, nguồn gốc của ung thư lại chính là một thành phần thiết yếu trong chính cơ thể chúng ta: Tế bào.

Cơ thể con người được tạo thành bởi hàng ngàn tỷ tế bào, chúng liên tục phân chia để tạo ra tế bào mới thay thế những tế bào bị tổn thương hay không còn có thể vận hành một cách hiệu quả. Thậm chí, ngay cả khi không bị thương tổn, các tế bào đã già vẫn sẽ tự chết để nhường chỗ cho "thế hệ sau", cơ chế này được gọi là chết theo lập trình.

Bản chất của chết theo lập trình là nhằm duy trì sự ổn định về cấu trúc cũng như chức năng của cơ thể, đảm bảo không có điều gì bất thường xảy ra, cũng như giữ cho các chức năng sống luôn được vận hành một cách hiệu quả nhất.

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Vấn đề sẽ thực sự xảy ra khi các tế bào đã già lại không chịu chết đi, mà tiếp tục phân chia vô tội vạ, xâm lấn trực tiếp vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến những vùng xa hơn (di căn) và đó chính là "ung thư".

Một vấn đề đáng nói là rất nhiều các yếu tố liên quan đến môi trường cũng như sinh hoạt của chúng ta có thể dẫn đến sự xuất hiện của những tế bào "vô kỷ luật" này.

Thống kê cho thấy, chỉ có 5 - 10% trường hợp ung thư là do di truyền. 90 - 95% các trường hợp còn lại có nguyên nhân từ các yếu tố môi trường.

Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể xuyên qua da đến các tế bào và làm tổn thương ADN là một nguyên nhân gây đột biến gen thường gặp. Khói thuốc lá có chứa các hóa chất độc hại cũng có thể thâm nhập vào tế bào phổi gây tổn thương ADN.

Thậm chí, thừa cân, béo phì có thể làm thay đổi nồng độ các hormone trong cơ thể. Điều này khiến các tế bào phân chia nhanh hơn. Càng nhiều tế bào được phân chia, càng làm tăng nguy cơ xuất hiện các đột biến gen.

Người bị bệnh ung thư chết vì khối u phát triển mạnh làm tê liệt cơ quan và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, cơ thể suy kiệt, đau đớn, bất lực trước các bệnh tật khác.

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Là một chuyên gia di truyền học, Giáo sư Mike Stratton - Giám đốc Viện nghiên cứu Wellcome Sanger (Vương quốc Anh) nhận định: "Tôi từng có suy nghĩ bi quan rằng, chúng ta sẽ không thể nào kiểm soát được sự nhân lên của các tế bào ác tính này.

Tuy nhiên, thành tựu của các nghiên cứu đã dần làm giảm bớt sự bi quan đó và chuyển nó thành một niềm tin về việc chấm dứt ung thư. Đương nhiên, không chỉ đơn giản là một loại thuốc nào đó sẽ xóa sổ ung thư khỏi bản đồ bệnh tật, mà chúng ta cần làm từng bước một và giảm dần tỷ lệ tử vong của căn bệnh này".

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Ung thư không chỉ là "một căn bệnh"

Một điều rất quan trọng mà chúng ta cần biết là ung thư không chỉ là "một căn bệnh". Đây là một thuật ngữ dùng chung cho hơn 200 căn bệnh khác nhau. Mỗi loại ung thư lại được chia ra nhiều thể phụ.

Chúng đều có sự khác nhau về đặc điểm cũng như cách chữa trị. Điều này xuất phát từ sự khác biệt ở cấp độ nguyên tử và gen của từng bệnh.

Vô số đột biến tồn tại

Trong hơn 200 loại ung thư lại tồn tại vô số các đột biến gen khác nhau. Mỗi bệnh ung thư đều do một loạt các đột biến khác nhau gây ra. Khi khối u càng phát triển thì lại càng có nhiều đột biến.

Điều này đồng nghĩa với việc mỗi khối u đều có một tập hợp các đột biến riêng lẻ. Vì vậy, một loại thuốc có hiệu quả với bệnh nhân ung thư này, nhưng có thể hoàn toàn mất tác dụng khi điều trị cho bệnh nhân ung thư khác.

Các tế bào ung thư trong một khối u không giống nhau

Không phải mọi tế bào ung thư trong khối u sẽ có các đột biến gen giống nhau.Điều đó có nghĩa là các phương pháp điều trị có thể tiêu diệt một hoặc một vài loại tế bào trong khối u, trong khi những loại khác sống sót sau quá trình điều trị, cho phép khối u phát triển trở lại.

Các phương pháp điều trị có thể bị vô hiệu hóa

Các đột biến di truyền mà tế bào ung thư tích lũy theo thời gian có thể khiến chúng thay đổi cách hoạt động.Đây có thể là một vấn đề cực kỳ khó khăn trong quá trình điều trị, vì các đột biến có thể dẫn đến việc tế bào ung thư phát triển khả năng kháng lại phương pháp điều trị theo thời gian. Hậu quả là việc điều trị sẽ giảm dần hiệu quả, thậm chí là bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

Nếu điều đó xảy ra, bệnh nhân sau đó sẽ phải được áp dụng một phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, như một vòng lặp, ung thư có thể tiếp tục phát triển khả năng kháng phương pháp mới.

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Khả năng kháng điều trị của ung thư cũng là một trong những chướng ngại vật lớn nhất trên hành trình chấm dứt hoàn toàn căn bệnh này của các nhà khoa học.

Tế bào ung thưcó khả năng sinh tồn đáng kinh ngạc

Các tế bào bình thường có một số cơ chế để ngăn chúng phát triển hoặc phân chia quá nhiều. Trong khi đó, tế bào ung thư đã mất các cơ chế kiểm soát này. Ngoài khả năng nhân lên vô tội vạ, chúng còn có thể phát triển một loạt các thủ thuật để tránh bị tiêu diệt.

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Ngày 5/10, Hans Ellegren - Tổng thư ký của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố những người chiến thắng giải Nobel Hóa học năm 2022 tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển.

Theo đó, 3 nhà khoa học Carolyn R. Bertozzi, Morten Meldal và K. Barry Sharples đã thắng giải thưởng danh giá nhờ công trình về "hóa học click và hóa sinh trực giao". TheoAP, các nghiên cứu trên phát triển những "cách kết hợp các phân tử lại với nhau".

"Sử dụng các phản ứng sinh trực giao, các nhà nghiên cứu đã giúp cải tiến các dược phẩm chữa ung thư, hiện đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng", Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nói thêm.

Công trình nghiên cứu này có thể coi là một trong những bước tiến lớn mới nhất trong hành trình chấm dứt ung thư của loài người.

Trên thực tế, cuộc chiến với ung thư không chỉ ở trên phương diện điều trị, mà còn là: dự phòng, chẩn đoán, chăm sóc giảm nhẹ…

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Khác với suy nghĩ của nhiều người, một trong những thành tựu lớn nhất mà chúng ta đạt được trong cuộc chiến này lại nằm ở lĩnh vực dự phòng ung thư.

Điều này có được nhờ một phần lớn vào hệ thống giáo dục, truyền thông và y tế cộng đồng đã giúp người dân hiểu và tránh các tác nhân gây ung thư như: tia UV, khói thuốc lá, rượu bia và dự phòng ung thư thông qua các biện pháp tầm soát.

Kế đến là những thành công trong điều trị ung thư. Bên cạnh phẫu thuật, chúng ta đã đưa vào điều trị lâm sàng nhiều phương pháp tiên tiến như: hóa trị, xạ trị, liệu pháp đích hay liệu pháp miễn dịch. Kết hợp đa mô thức giúp tăng đáng kể hiệu quả điều trị, kéo dài sự sống cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Từ lĩnh vực ung thư ở trẻ em có thể nhận thấy rõ sự phát triển của điều trị ung thư. Trước đây, 80% trẻ mắc ung thư máu tử vong. Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, 80% trường hợp, bệnh thoái lui sau điều trị.

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Nhiều nghiên cứu cũng đã và đang được tiến hành để hướng đến mục tiêu chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh nan y này.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, nhà khoa học người Đức Harald zur Hausen (được trao Giải Nobel Y học năm 2008 vì công trình khám phá virus Humane Papillommm Virus (HPV), tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung) nhận định: "Chúng tôi tin rằng có bằng chứng cho thấy ít nhất 30% bệnh ung thư ở người có liên quan đến việc nhiễm trùng.

Điều này mang lại hy vọng rằng, trong tương lai gần nhiều phương pháp có thể được phát triển để bảo vệ con người trước các bệnh ung thư liên quan đến nhiễm trùng như: ung thư ruột kết, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt…"

"Công nghệ kỹ thuật số có thể giúp chúng ta tìm ra những cách chính xác hơn để giải quyết căn bệnh này", đó là nhận định của Giáo sư Walter Ricciardi, Đại học Cattolica del Sacro Cuore, Rome, Ý.

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Theo ông, chúng ta có khả năng thông qua công nghệ kỹ thuật số ngày nay để lấy rất nhiều dữ liệu liên quan đến yếu tố gây ung thư, điển hình như: trình tự gen, lối sống, môi trường.

Hiểu được đặc điểm cụ thể của một bệnh nhân nào đó có nghĩa là chúng ta có thể phát triển một cách điều trị được cá nhân hóa và nhắm mục tiêu chính xác hơn.

Điều này giúp tránh được những vấn đề đang xảy ra khi điều trị ung thư ở thời điểm hiện tại: Cung cấp một loại thuốc duy nhất, chẳng hạn như cho mọi loại ung thư vú, dẫn đến có trường hợp không nhận được bất kỳ hiệu quả điều trị nào.

"Thách thức chính là kho dữ liệu khổng lồ mà chúng ta sẽ có. Ví dụ chỉ tính riêng dữ liệu bộ gen của công dân châu Âu đã là khoảng 500 triệu. Các dữ liệu này phải được quản lý một cách thích hợp, ngoài ra còn phải tính đến các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư.

Một phương pháp chữa trị ung thư khác cũng rất triển vọng, đến từ các nhà nghiên cứu của Đại học Surrey chính là sử dụng các hạt nano "tự điều hòa".

Có thể tóm tắt nguyên lý của phương pháp này như sau: Các hạt có kích thước nano được thiết kế để bắt cặp đặc hiệu với các tế bào ung thư. Sau khi đã tiếp cận được mục tiêu, chúng sẽ được làm nóng lên mức 42 - 45 độ C, nhiệt độ đủ để giết chết các tế bào ung thư.

Điểm đặc biệt là ở chỗ những hạt này có khả năng tự điều hòa, nghĩa là chúng sẽ đảm bảo nhiệt độ không thể lên ngưỡng gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, trong cơ thể chúng ta.

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư?

Ở một hướng tiếp cận khác, nhiều nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về cách làm thế nào để hạn chế tối đa việc cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào ung thư phát triển.

Dù chưa đi đến đích cuối cùng nhưng những kết quả kể trên, cùng với hàng loạt những nghiên cứu khác vẫn đang ngày đêm được các nhà khoa học trên toàn thế giới thực hiện, trong cuộc chiến chống ung thư, cũng đủ để khiến con người có thêm niềm tin vào "ngày khải hoàn" sẽ không còn xa.

Nguồn: Nguồn dantri.com.vn

Đã đặt chân lên mặt trăng, vì sao con người vẫn chưa thể xóa sổ ung thư? - Sức Khỏe