Trang Chủ / Sức Khỏe / 4 nguyên nhân gây béo phì thường gặp, bạn thuộc loại nào?

4 nguyên nhân gây béo phì thường gặp, bạn thuộc loại nào?

Có thể nói nguyên nhân sâu xa của béo phì là do khí hư. Người bình thường khí huyết đầy đủ, có thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng, bài xuất chất thải và hòa tan chất béo.

Có thể nói nguyên nhân sâu xa của béo phì là do khí hư. Người bình thường khí huyết đầy đủ, có thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng, bài xuất chất thải và hòa tan chất béo. Ngược lại, người khí hư, chất béo sẽ tích tụ lại trong cơ thể và dẫn đến béo phì. 

4 nguyên nhân gây béo phì thường gặp, bạn thuộc loại nào?

4 nguyên nhân gây béo phì thường gặp, bạn thuộc loại nào?Khí huyết hư dễ tích tụ chất béo

Người bình thường khí huyết đầy đủ, sau khi ăn cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng, bài xuất chất thải và hòa tan mỡ thừa trong cơ thể. Từ đó, vóc dáng tự nhiên sẽ cân đối.

Tuy nhiên, người khí huyết không đầy đủ, thì các chất dinh dưỡng cần được hấp thụ sẽ không thể hấp thụ; các chất thải nên được bài xuất lại không được bài xuất và những chất nên được vận hóa sẽ không được vận hóa.

Từ đó, những chất không được vận hóa hoặc bài xuất kia sẽ chuyển thành chất béo, tích lũy trong cơ thể mà gây bệnh.

Chất béo là gì? Chất béo là những chất tồn đọng trong cơ thể chưa được vận hóa hết. Nếu chất tồn đọng đó không được gan vận hóa thì gọi là gan nhiễm mỡ; chất tồn đọng lưu lại trong các mạch máu gọi là máu nhiễm mỡ – mỡ máu cao (tăng lipid máu); còn không được loại bỏ khỏi lớp da bụng thì được gọi là béo, sở dĩ là do tình trạng khí hư gây ra, cũng là nguyên nhân gốc rễ của bệnh béo phì.

Con người tại sao lại béo, chính là vì khí của họ quá hư. Thường sau khi hư, khí trong cơ thể thiếu năng lượng để vận động, chức năng khí hóa trở nên hư nhược, rất khó để chất béo và các chất thải khác được bài xuất ra khỏi cơ thể, do đó các chất béo bắt đầu dần dần tích tụ.

Ăn nhiều không tăng cân là do huyết hư

4 nguyên nhân gây béo phì thường gặp, bạn thuộc loại nào?

Một số người gầy ăn một lượng lớn thức ăn, nhưng họ lại không thể tăng cân. (Ảnh qua tipsmake)

Sau khi ăn, vị khí tiêu hóa thức ăn và tỳ khí sau khi hoàn thành vận hóa sẽ chuyển các vật chất tinh vi của đồ ăn đến gan, chuyển hóa thành huyết dịch và sau đó vận chuyển đến tim. Đối với chất thải, nó cũng sẽ được chuyển đến gan để phân hủy và cuối cùng được bài xuất ra ngoài cơ thể dưới dạng phân.

Trong “Hoàng đế nội kinh” có viết: “Có vị khí thì sống, không có vị khí thì chết”. Ngoài ra cơ thể còn có nguyên khí, vệ khí và doanh khí, giúp cơ thể con người chuyển hóa năng lượng và bài xuất các chất cặn bã.

Một số người gầy ăn một lượng lớn thức ăn, nhưng họ lại không thể tăng cân. Lý do là vì huyết quá hư nhược, huyết hư thì hỏa vượng.

Thế nào gọi là hỏa? Hỏa chính là có nhiều khí thừa. Một khi có quá nhiều khí trong cơ thể, sự thúc đẩy quá lớn, không chỉ những thứ cần được tiêu bớt bị khí hóa, mà ngay cả những thứ không nên tiêu bớt cũng bị khí hóa.

Do đó, quá trình trao đổi chất ở những người gầy quá mạnh, dẫn đến cơ thể ở trong một trạng thái mà chức năng sinh lý luôn vượt quá điều kiện bình thường. Vậy nguyên nhân sâu xa của người gầy chính là do huyết hư.

Trung y coi trị bệnh là điều lý, giúp khí huyết của cơ thể khôi phục về trạng thái cân bằng tốt nhất. Khi xảy ra khí hư, nó sẽ dẫn đến béo phì. Trong đó, béo phì có thể được chia thành 4 loại như sau.

1. Khí hư béo phì

Trung khí của cơ thể không đầy đủ, chức năng khí hóa yếu, không thể khí hóa hoàn toàn chất béo trong cơ thể, thời xưa gọi là “chi nhân”.

Những người khí hư đều thường ít nói, ít vận động và không thích mạo hiểm. Họ luôn bơ phờ, thở hổn hển và hay quên. Khi nói chuyện thì hư nhược không có sức, họ cũng dễ bị cảm lạnh và rất khó phục hồi.

Để biết một người béo có bị khí hư hay không, bạn có thể nhìn vào lưỡi của họ. Người béo do khí hư thường có lưỡi to hơn với rìa lưỡi đỏ giáng và có vết hằn răng.

4 nguyên nhân gây béo phì thường gặp, bạn thuộc loại nào?

Để biết một người béo có bị khí hư hay không, bạn có thể nhìn vào lưỡi của họ. (Ảnh qua vecernji)2. Dương hư béo phì

Dương khí của cơ thể hư nhược, dẫn đến sự suy yếu chức năng vận hóa của cơ thể, thời xưa gọi là “phì nhân”. Những người dương hư rất sợ lạnh. Dù thời tiết nóng, nhưng tay và chân của họ vẫn lạnh, tinh thần ủy mị, đại tiện phân lỏng, nhạt màu và nước tiểu trong dài.

Trong “Hoàng đế nội kinh” có viết: “Dương khí trong con người cũng như nhật khí trên trời, nếu làm mất đi, tức là đã làm mất đi tuổi thọ của mình”.

Dương khí bao gồm thận dương, tâm dương và tỳ dương. Khi thận dương không đủ, cơ thể sẽ bị hư nhược, dẫn đến sợ lạnh và da bị lạnh; còn tỳ dương không đủ, chức năng tiêu hóa sẽ giảm sút, dẫn đến đại tiện lỏng nhạt.

Ngoài ra, nếu thận dương không đủ, thận thủy sẽ không thể chưng đằng, không thể chuyển hóa thành thận khí, mà thận khí không đủ sẽ khiến nước tiểu trong dài và thậm chí xuất hiện bệnh dương nuy (liệt dương).

3. Đàm thấp béo phì

Khí của cơ thể ban đầu không hư, nhưng do sự tồn tại lâu dài của đàm (đờm) và thấp nhiệt trong cơ thể. Thấp và đàm kết hợp lại khiến khí của cơ thể không hoạt động được bình thường, dẫn đến khí hư, thời xưa gọi là “cao nhân”.

Người có đàm thấp thường có vết như dầu bóng trên trán, dưới mắt thường có mộng mắt sưng to, đờm nhiều thì tức ngực và thích ăn thịt.

Đờm là gì? Đờm là vật phế bỏ được hình thành sau khi tỳ vị, và thận vận hóa. Trong Trung y, có một câu nói rằng “Phế là nơi trữ đờm và tỳ là nguồn sinh đờm”.

Đờm có thể được chia thành nội đờm và ngoại đờm. Đờm ẩn trong các cơ quan tạng phủ của cơ thể không thể được nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng đờm ở dưới bì phu thì có thể nhìn thấy. Đó là một loại thịt thừa có thể phát triển ở bất cứ đâu trên cơ thể. Trung Y gọi cục thịt thừa này là “đờm hạch”.

Thế nào là thấp? Sau khi nước chảy vào vị, tinh khí của nước sẽ được vận hóa đến tỳ. Tỳ sẽ chuyển tinh khí được hấp thụ từ vị tới phế. Phế sẽ túc giáng, điều lý thủy đạo và đưa nước xuống bàng quang.

Thông qua chu kỳ tuần hoàn này, nước và các chất dịch được lưu thông khắp cơ thể. Nếu các chức năng của tỳ và vị đều xuất hiện vấn đề, nước không kịp thời được vận hóa, sẽ bị đình lưu ở một nơi nào đó trong cơ thể và tự nhiên hình thành thấp, khi thấp tồn tại trong cơ thể sẽ trở thành nước chết, chức năng vận hóa của khí vì thế cũng sẽ bị giảm đi.

4. Thấp nhiệt béo phì

Thấp và nhiệt trong cơ thể tương hỗ kết hợp với nhau, cản trở hoạt động của khí trong cơ thể, thời xưa gọi là “nhục nhân”.

Những người có thấp nhiệt là những người hay nóng nảy bộp chộp, dễ xung động và dễ mất bình tĩnh. Thấp nhiệt lưu tồn trong cơ thể mà không thể bài xuất ra ngoài, khiến đởm khí tràn ra, gây khô miệng, trên mặt thường nổi mụn trứng cá hoặc mụn nhọt, chủ yếu là do thấp khí trong cơ thể tích tụ, không thể bài xuất ra ngoài gây nên.

Hay thèm ăn cũng không phải là thể hiện chức năng bình thường của tỳ, mà là một biểu hiện của tỳ vị hư nhược. Thấp nhiệt trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến vị. Và sau khi vị bị nhiệt hun đốt, chức năng tiêu hóa sẽ tăng lên và cảm giác thèm ăn cũng tăng lên rất nhiều, do đó mà người này thường cảm thấy đói.

Việc vị phải hấp thụ quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho sự vận hóa của tỳ, từ đó cản trở sự vận hóa của khí.

Để biết xem một người béo phì có thấp nhiệt hay không, hãy nhìn vào lưỡi của họ: người béo phì có thấp nhiệt thì lưỡi đỏ và rêu lưỡi màu vàng. Nhiệt trong cơ thể tích tụ càng lâu, màu vàng của rêu lưỡi càng nặng, do đó màu của rêu lưỡi càng đậm thì minh chứng rằng thấp nhiệt trong cơ thể càng nặng.

Nếu trong cơ thể có nhiệt lớn hơn thấp, sẽ dẫn đến đại tiện phân táo, nếu thấp lớn hơn nhiệt, sẽ dẫn đến đại tiện phân dính sệt. Nước tiểu ngắn đỏ và mắt bị sung huyết cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh béo phì do thấp nhiệt.

Xem thêm: Những bài viết về nốt ruồi ở tai

Nguồn: tinhhoa.net

4 nguyên nhân gây béo phì thường gặp, bạn thuộc loại nào? - Sức Khỏe